Hơn 8 giờ tối, ngoài hành lang vắng tanh của khu chạy thận ngoại trú, Bệnh viện Nhi đồng 2, một mình chị Lê Thị Huyền Trâm ngồi ngóng đợi. Khi nhận được thông báo con gái đã chạy thận xong, vẫn chìm trong giấc ngủ, chị đến bên con khẽ khàng gọi. Mặc dù vậy, cô bé Quỳnh Châu vẫn thảng thốt giật mình và òa khóc.

{keywords}
Cô bé mệt mỏi gục trên vai mẹ khi chuẩn bị chạy thận

Chị Trâm tâm sự: “Đã hơn 1 năm nay, từ khi con bé bị biến chứng suy thận dẫn đến cao huyết áp, suy tim, con cứ hay giật mình như vậy. Có nhiều lúc con không kìm chế được, giống như người mất đi ý thức mà cào cấu mẹ, nhưng khi bình tâm, con lại chẳng còn nhớ gì, chẳng tin mình đã hành động như vậy”.

Quỳnh Châu năm nay mới 11 tuổi. Con vốn là một cô bé xinh xắn, nhanh nhẹn, hoạt bát. Ngày nhỏ, nhiều lần chứng kiến ông bà ngoại bị bệnh tật giày vò, Quỳnh Châu ao ước lớn lên sẽ trở thành một bác sĩ để chữa bệnh cho ông bà, cho mẹ. Chẳng thể ngờ bệnh tật hiểm nghèo lại sớm làm đứt đoạn tấm lòng hiếu thảo của con.

Năm 8 tuổi, con mới vào học lớp 3 khoảng 2 tháng thì đổ bệnh. “Khi ấy bé bị quai bị vừa khỏi, nhưng con cứ mỏi mệt hoài, ăn vào là ói. Tôi chỉ nghĩ con mắc bệnh đường ruột thôi, nghĩ rằng đi khám và chữa là sẽ khỏi. Thế nhưng, đưa con đi đến đâu, bác sĩ cũng nói cho con nhập viện gấp.

Khi ở Bệnh viện Nhi đồng 2, bác sĩ thông báo con bị suy thận mãn giai đoạn cuối, ngày hôm sau còn phải chạy thận cấp cứu. Bệnh con đột ngột, tôi bị sốc nặng lắm”, người mẹ trẻ run rẩy khi nhớ lại.

{keywords}
Ánh mắt thẫn thờ, cô đơn của đứa trẻ khiến người lớn phải đau lòng

Từ ngày bị bệnh, không còn được đi học, cô bé lúc nào cũng mong ngóng mau khỏi bệnh để về nhà. Con đòi mẹ mang theo sách vở vào trong viện, nhưng chỉ ngồi tập trung một lúc là huyết áp lại tăng cao, chị Trâm đổi sang cho con tô màu, dán giấy. Lâu dần, đứa trẻ cũng quen với “nếp sống mới”, không còn đòi về đi học nữa.  

Hơn một năm trước, huyết áp con tăng quá cao, phải cấp cứu gấp và thở máy. Sau khi tỉnh lại, bác sĩ nói với chị Trâm, bệnh của con đã biến chứng sang suy tim.

Từ lúc bệnh trở nặng, Quỳnh Châu hay bị giật mình, mỏi mệt. Vốn là đứa trẻ hiếu động, nhiều bạn bè, nhưng giờ đây, con thường hay ngồi yên tĩnh, lặng lẽ nhìn theo các bạn. Thỉnh thoảng, cô bé lại nói nhỏ: “Mẹ ơi, con muốn chơi với các bạn, nhưng con mệt quá, con chạy không nổi”, chị Trâm nghe mà nhói buốt tim gan.

Lúc nào chị cũng thương con gái từ nhỏ đã thiệt thòi. Khi con mới 6 tháng tuổi, người cha rời bỏ gia đình, nhà nội cũng chẳng ngó ngàng. Con lớn lên trong vòng tay yêu thương của ông bà ngoại, của mẹ. Thế nhưng ông bà con quanh năm lam lũ với vài sào rẫy trồng điều, vài luống bắp, chắt chiu mới đủ ăn. Về sau ông bà mắc bệnh xương khớp nên chẳng còn làm được bao nhiêu.

{keywords}
Mẹ con chị Trâm sống trong căn nhà trọ tồi tàn sát cổng bãi gửi xe của Bệnh viện Nhi đồng 2 trên đường Nguyễn Du.
{keywords}
Chiếc tủ tự chế của hai mẹ con làm từ bìa carton

Một mình chị Trâm cáng đáng, thấy làm rẫy ngày càng âm vốn, chị đành xin đi làm công nhân phụ ông bà ngoại chăm con, vừa trả nợ.

Năm đó vừa trả hết nợ, tôi còn mừng tủi nói với bà ngoại bé rằng, Tết này cả nhà có thể yên ổn ăn Tết rồi, ai ngờ tháng 10 năm ấy con đổ bệnh. Không có một đồng dắt túi, phải nhờ hết vào ông bà ngoại bé, rồi anh em họ hàng, công ty cũ gom góp cho được hơn 5 triệu đồng, 2 mẹ con gắng gượng. Cũng may ở bệnh viện, các bác, các cô thương hoàn cảnh 2 mẹ con nên đỡ đần cho chút ít, nhưng chẳng thấm vào đâu”, chị Trâm buồn tủi.

Khoảng 1 năm nay, chi phí thuốc ngoài của Quỳnh Châu khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng, tiền ở trọ cũng lên tới 2-3,5 triệu đồng, còn chưa kể ăn uống. Khi cha mẹ chẳng còn gì để giúp, chị Trâm đành vay 40 triệu đồng từ ngân hàng chính sách để cầm cự, nhưng số tiền nhanh chóng cạn sạch.

Để có thêm vài đồng chữa bệnh cho con, chị tranh thủ nhận công việc lặt vặt như rửa chén, phụ quán cơm, giặt đồ, giữ trẻ...Thế nhưng hơn tháng nay, dịch bệnh nghiêm trọng khiến chị không có việc làm, các nhà hảo tâm cũng lâm vào khốn khó, chị không còn lo nổi chi phí điều trị, thuốc thang cho con gái.

11 năm nuôi con, nhưng giờ chỉ biết bất lực nhìn con suy mòn, tôi đau lòng lắm!”. Người mẹ đơn thân khẩn cầu đến những tấm lòng thảo thơm, xin ban một phép màu để con gái chị có thể tiếp tục được chạy thận, duy trì sự sống.

Khánh Hòa

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 2 hoặc chị Lê Thị Huyền Trâm; Địa chỉ: Thôn 2, xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Điện thoại: 0778039330.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.180 (Bé Lê Phan Quỳnh Châu)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
Mẹ bệnh tim tha thiết xin cứu con trai 6 tuổi mắc ung thư hiểm nghèo

Mẹ bệnh tim tha thiết xin cứu con trai 6 tuổi mắc ung thư hiểm nghèo

Mặc dù mắc bệnh tim nguy hiểm đến tính mạng song chị Phượng vẫn đánh cược với bản thân để đón con chào đời. Niềm vui của chị ngắn ngủi khi cậu con trai lên 4 tuổi phát hiện mắc bệnh ung thư hiểm nghèo.